Chúng tôi trên mạng xã hội

Thư Cập Nhật Nhanh Thông Tin Pháp Lý 31/5/2019

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14, Thông tư 15/2019/TT-BTC và Thông tư 21/2019/TT-BTC là những quy định mới nổi bậc có hiệu lực trong tháng 06/2019.

1. Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 đã được Quốc hội ban hành vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.

Theo quy định tại Luật này, Ủy ban cạnh tranh sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

Luật này có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2019.

2. Thông tư 15/2019/TT-BTC

Thông tư 15/2019/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2019 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông tư này đã đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

  • Tăng trưởng doanh số cấp bảo lãnh tín dụng;
  • Tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp;
  • Tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng hàng năm;
  • Tổng thu nhập trừ tổng chi phí;
  • Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Thông tư này có hiệu lực vào ngày 01 tháng 6 năm 2019.

3. Thông tư 21/2019/TT-BTC

Thông tư 21/2019/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 11 tháng 4 năm 2019 hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ.

Theo quy định tại Thông tư này, nhà đầu tư mua cổ phần trong lần bán cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc nhận chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, hoặc nhận chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần phải đặt cọc khi mua với mức đặt cọc được xác định cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư công chúng phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá mở sổ;
  • Đối với nhà đầu tư chiến lược, số tiền đặt cọc, ký quỹ phải bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua, tính theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt;
  • Nếu quá thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần mà nhà đầu tư không nộp hoặc nộp không đủ so với số tiền phải thanh toán mua cổ phần, nhà đầu tư không được hoàn trả số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần không thanh toán hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp sử dụng hình thức ký quỹ, bảo lãnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây