Chúng tôi trên mạng xã hội

Thư Cập Nhật Nhanh Thông Tin Pháp Lý 30/3/2020

1| Chính phủ ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2018

Nghị định 35/2020/ND-CP ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2020, hướng dẫn chi tiết về việc thi hành Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018. Nghị định quy định hai nội dung quan trọng, bao gồm:

a) 02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại hoặc ngành nghề của doanh nghiệp đó, bao gồm:

 
  • Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
  • Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
b) Quy định các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường ảnh hưởng đến cạnh tranh, bao gồm:
 
  • Rào cản pháp lý tạo ra bởi các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu và hạn ngạnh nhập khẩu; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước;
  • Rào cản tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp;
  • Chi phí ban đầu khi gia nhập thị trường mà doanh nghiệp không thể thu hồi khi rút khỏi thị trường;
  • Rào cản đối với việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
  • Tập quán tiêu dùng;
  • Thông lệ, tập quán kinh doanh;
  • Rào cản liên quan việc thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân đối với trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ;
  • Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.

2| Nghị đinh 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

Đáng chú ý, Điều 101 nghị định này quy định xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng cho một trong các hành vi sau:
 
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
  • Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
  • Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
  • Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
  • Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây