Chúng tôi trên mạng xã hội

Điểm Tin Pháp Luật Tháng 12 Năm 2019

I. Các Văn Bản Pháp Luật Đáng Lưu Ý Trong Tháng 12 Năm 2019

1| Cập Nhật Mới Về Chính Sách Áp Dụng Biểu Giá Khuyến Khích Cố Định (Fit) Đối Với Các Dự Án Điện Năng Lượng Mặt Trời Tại Việt Nam

Sau Khi Thủ Tướng Chính Phủ Ban Hành Quyết Định Số 11/2017/Qđ-Ttg Vào Ngày 11 Tháng 4 Năm 2017, Việc Đầu Tư Kinh Doanh Dự Án Điện Mặt Trời Tại Việt Nam Đã Phát Triển Rất Nhanh Chóng, Tính Đến Nay Đã Có 154 Dự Án Điện Mặt Trời Với Tổng Công Suất Khoảng 10.600mw Đã Được Phê Duyệt Quy Hoạch, Trong Đó, Khoảng 4.500mw Đã Hoàn Thành Đầu Tư Xây Dựng Và Được Đưa Vào Vận Hành Thương Mại. Biểu Giá Được Áp Dụng Trong Các Hợp Đồng Mua Bán Điện Giữa Các Dự Án Điện Mặt Trời Với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam Trước Ngày 30 Tháng 6 Năm 2019 Là Biểu Giá Fit Với Giá Mua Điện Khuyến Khích Cố Định Là 9.35 Cent/Kwh.

Tuy Nhiên, Theo Thông Báo Số 402/Tb-Vpcp Vào Ngày 22 Tháng 11 Năm 2019 Của Văn Phòng Chính Phủ Về Kết Luận Của Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc Tại Cuộc Họp Thường Trực Chính Phủ Về Dự Thảo Cơ Chế Khuyến Khích Phát Triển Điện Mặt Trời Tại Việt Nam Từ Ngày 01 Tháng 7 Năm 2019 Thay Thế Quyết Định Số 11/2017/Qđ-Ttg (“Thông Báo Số 402/Tb-Vpcp”), Biểu Giá Fit Chỉ Áp Dụng Đối Với Các Dự Án Đã Ký Hợp Đồng Mua Bán Điện Đã Và Đang Triển Khai Thi Công Xây Dựng Và Đưa Vào Vận Hành Trong Năm 2020.

Tiếp Theo Thông Báo Số 402/Tb-Vpcp Nêu Trên, Bộ Công Thương Cũng Đã Ban Hành Công Văn Số 9608/Bct-Đl Vào Ngày 16 Tháng 12 Năm 2019 Yêu Cầu Ủy Ban Nhân Dân Các Tỉnh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam Xem Xét Tạm Dừng Đề Xuất, Thỏa Thuận Đối Với Các Dự Án Điện Mặt Trời Theo Cơ Chế Giá Fit Đến Khi Có Hướng Dẫn Mới Từ Cấp Có Thẩm Quyền.

Do Vậy, Các Nhà Đầu Tư Có Dự Định Đầu Tư Vào Điện Mặt Trời Trong Thời Gian Này Cần Lưu Ý Có Các Ý Kiến Tư Vấn Pháp Lý Về Chính Sách, Các Hướng Dẫn Cụ Thể Và Các Văn Bản Pháp Lý Mới Nhất Từ Các Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Để Tránh Thiệt Hại/ Tổn Thất Thương Mại Khi Đầu Tư.

2| Những Điểm Mới Trong Dự Thảo Nghị Định Sửa Đổi Nghị Định 101/2012/Nđ-Cp Về Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

Dự Thảo Trong Nghị Định Sửa Đổi Nghị Định 101/2012/Nđ-Cp Về Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Có Một Số Điểm Cần Lưu Ý Như Sau:

a) Bổ Sung Định Nghĩa Về Tiền Điện Tử

Theo Đó, Tiền Điện Tử Là Hình Thức Biểu Hiện Của Giá Trị Tiền Tệ Lưu Trữ Trên Các Thiết Bị (Phương Tiện) Điện Tử Được Đảm Bảo Bằng Giá Trị Tiền Gửi 1:1 Tại Ngân Hàng, Có Quyền Truy Đòi Các Tổ Chức Cung Ứng Và Được Sử Dụng Như Phương Tiện Thanh Toán Trong Giao Dịch Thanh Toán. Ngoài Ra, Dự Thảo Cũng Xác Định Đối Tượng Được Cung Ứng Điện Tử Bao Gồm Ngân Hàng, Chi Nhánh Của Ngân Hàng Nước Ngoài (Thẻ Trả Trước) Và Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán (Ví Điện Tử).

b) Các Tổ Chức Không Phải Là Ngân Hàng Được Phép Cung Cấp Dịch Vụ Thanh Toán, Chuyển Tiền Quốc Tế

Ngân Hàng Được Phép Cung Ứng Dịch Vụ Ngoại Hối Trên Thị Trường Quốc Tế Được Hợp Tác Với Các Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Thah Toán Nước Ngoài; Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán Chỉ Được Hợp Tác Với Các Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Nước Ngoài Để Hỗ Trợ Ngân Hàng Được Phép Thực Hiện Các Giao Dịch Thanh Toán Quốc Tế; Việc Hợp Tác Này Phải Được Sự Chấp Thuận Bằng Văn Bản Của Ngân Hàng Nhà Nước Và Việc Chấp Thuận Bằng Văn Bản Thực Hiện Theo Quy Định Của Ngân Hàng Nhà Nước.

c) Ban Hành Các Quy Định Về Tỷ Lệ Sở Hữu Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Tại Tổ Chức Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán

Dự Thảo Làm Rõ Quy Định Về Hình Thức Đầu Tư Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài, Theo Đó, Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Được Phép Đầu Tư Theo Hình Thức Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Phần Vốn Góp Trong Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán. Theo Quy Định Tại Điều 29.2 Của Dự Thảo, Tỷ Lệ Vốn Góp Tối Đa Mà Nhà Đầu Tư Nước Ngoài, Bao Gồm Các Đầu Tư Trực Tiếp Và Gián Tiếp, Có Thể Sở Hữu Tại Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán Là 49%.

Đáng Chú Ý, Đến Tháng 11 Năm 2019, Ngân Hàng Nhà Nước Đã Cấp Phép Cho 30 Tổ Chức Tín Dụng Cung Ứng Dịch Vụ Trung Gian Thanh Toán, Bao Gồm Momo, Moca, Payoo, Senpay, Zalopay, Airpay, Vnpay, Monpay, Viettelpay, 1pay, Nganluong, Vtcpay, Mpay Và Wepay. Đa Phần Trong Số Các Tổ Chức Ngày Hiện Nay Được Sở Hữu Bởi Nhà Đầu Tư Nước Ngoài.

II. Các Văn Bản Có Hiệu Lực Trong Tháng 12 Năm 2019

Stt

Tên Văn Bản

 

Ngày Ban Hành

 

Ngày Có Hiệu Lực

1

Nghị Định 78/2019/Nđ-Cp Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Nghị Định Số 148/2016/Nđ-Cp Ngày 04 Tháng 11 Năm 2016 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Pháp Lệnh Quản Lý Thị Trường

14/10/2019

10/12/2019

2                      

Thông Tư 21/2019/Tt-Bct Ngày 08 Tháng 11 Năm 2019 Của Bộ Công Thương Quy Định Về Quy Tắc Xuất Xứ Hàng Hóa Trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do Asean – Hồng Kông, Trung Quốc

08/11/2019

23/12/2019

3                      

Thông Tư 155/2019/Tt-Bqp Ngày 15 Tháng 10 Năm 2019 Hướng Dẫn Chuyển Doanh Nghiệp Nhà Nước Và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Do Doanh Nghiệp Nhà Nước Đầu Tư 100% Vốn Điều Lệ Thuộc Bộ Quốc Phòng Thành Công Ty Cổ Phần.

15/10/2019

01/12/2019

4                      

Quyết Định 3357/Qđ-Bct Ngày 08 Tháng 11 Năm 2019 Của Bộ Công Thương Quy Định Về Việc Công Bố Thủ Tục Hành Chính Mới Ban Hành Trong Lĩnh Vực Xúc Tiến Thương Mại Thuộc Phạm Vi Chức Năng Quản Lý Của Bộ Công Thương.

08/11/2019

01/12/2019

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây