Một số thay đổi về áp dụng biên pháp kiểm soát hải quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Trong bản tin cập nhật lần này, chúng tôi xin lưu ý đến khách hàng nội dung sơ lược về một số thay đổi liên quan đến các vấn đề sau:
- Một số thay đổi về áp dụng biên pháp kiểm soát hải quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
- Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Tòa án Nhân dân Tối cao gia hạn thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội tại 12 tỉnh, thành phố.
1| Một số thay đổi về áp dụng biện pháp kiểm soát hải quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC (“Thông Tư 13/2020”) sửa đổi và bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 1 năm 2015 về kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiểm soát xuất nhập khẩu hàng giả và hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thông Tư 13/2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Một số điểm đáng chú ý của Thông tư 13/2020 bao gồm:
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC (“Thông Tư 13/2020”) sửa đổi và bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 1 năm 2015 về kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiểm soát xuất nhập khẩu hàng giả và hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thông Tư 13/2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Một số điểm đáng chú ý của Thông tư 13/2020 bao gồm:
- Áp dụng hệ thống xử lý dữ liện điện tử cho Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng xuất nhập khẩu và Đơn đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chủ sở hữu quyền hoặc đại diện ủy quyền của chủ sở hữu quyền đã có quyền nộp đơn yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu ngay cả khi Tổng cục Hải quan chưa chấp nhận đơn xin kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu. Đơn yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục hài quan bao gồm:
(i) hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(ii) đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
(iii) chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo; và
(iv) chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan.
- Nếu đơn yêu cầu kiểm tra và giám sát được nộp thông qua đại diện ủy quyền của chủ sở hữu quyền và chủ sở hữu quyền không có trụ sở tại Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự theo thỏa thuận tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Theo Thông Tư 13/2020, việc yêu cầu gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ không quá 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời gian tạm dừng. Theo đó, tổng thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan sẽ không quá 20 ngày và phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2| Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định 07/2020/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 9 tháng 8 năm 2018 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố (“Quyết Định 07”). Quyết Định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Một số nội dung chính của Quyết định 07 gồm:
(i) Trường hợp nhà xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định 07/2020/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 9 tháng 8 năm 2018 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố (“Quyết Định 07”). Quyết Định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Một số nội dung chính của Quyết định 07 gồm:
(i) Trường hợp nhà xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường
- Trường hợp xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được cắm mốc sẽ được hỗ trợ từ 30% - 80% giá trị.
- Trường hợp xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau: Không được bồi thường, không được hỗ trợ. Người có công trình xây dựng trái phép phải tự tháo dỡ hoặc phải chịu chi phí khi cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện phá dỡ.
(ii) Làm theo hướng có lợi cho dân
Theo Quyết Định 07, đối với dự án có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được duyệt theo Quyết định số 28, hội đồng bồi thường của dự án có trách nhiệm rà soát phương án đã duyệt, trường hợp có sự chênh lệch tăng về mức bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, vật kiến trúc phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân giữa phương án đã duyệt theo Quyết định số 28 so với mức bồi thường, hỗ trợ theo phương pháp tính quy định tại Quyết Định 07 này thì Hội đồng bồi thường của dự án báo cáo UBND quận - huyện đề xuất chủ tịch UBND Thành phố xem xét giải quyết hỗ trợ theo thẩm quyền quy định tại điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
(iii) Cách tính tiền hỗ trợ tạm cư mới
Liên quan đến cơ chế hỗ trợ tại Quyết Định 07, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa ban hành Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2020 về mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian chờ bố trí nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Theo đó, mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư được áp dụng theo khu vực nơi có vị trí nhà ở, đất ở bị thu hồi. Ðối với hộ từ bốn nhân khẩu trở xuống, khu vực 1 (quận 1, 3, 5) được hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ/tháng, khu vực 2 (quận 4, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp) là 7 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực 3 (quận 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Ðức, Bình Tân, Tân Phú) là 6 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực 4 (5 huyện) là 5 triệu đồng/hộ/tháng.
3| Tòa án Nhân dân Tối cao gia hạn thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội tại 12 tỉnh, thành phố
Ngày 16 tháng 4, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có Công văn số 127/TANDTC-VP yêu cầu các tòa án đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng việc xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc để thực hiện Chỉ thị số 16 phòng, chống dịch COVID-19 đến ngày 22 tháng 4 năm 2020.
Các tòa án đặt tại 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ cao, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Hà Tĩnh tiếp tục tạm dừng việc xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc trừ các vụ án, vụ việc đã hết thời hạn giải quyết (kể cả thời gian ra hạn). Nếu bắt buộc phải mở phiên tòa, phiên họp thì các tòa án phải thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng, nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp, phòng chống dịch.
Công Văn cũng yêu cầu trong thời gian này, các tòa án ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ việc chuẩn bị hết thời hạn xét xử, giải quyết; các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19; các vụ việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm.
Theo Quyết Định 07, đối với dự án có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được duyệt theo Quyết định số 28, hội đồng bồi thường của dự án có trách nhiệm rà soát phương án đã duyệt, trường hợp có sự chênh lệch tăng về mức bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, vật kiến trúc phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân giữa phương án đã duyệt theo Quyết định số 28 so với mức bồi thường, hỗ trợ theo phương pháp tính quy định tại Quyết Định 07 này thì Hội đồng bồi thường của dự án báo cáo UBND quận - huyện đề xuất chủ tịch UBND Thành phố xem xét giải quyết hỗ trợ theo thẩm quyền quy định tại điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
(iii) Cách tính tiền hỗ trợ tạm cư mới
Liên quan đến cơ chế hỗ trợ tại Quyết Định 07, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa ban hành Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2020 về mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian chờ bố trí nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Theo đó, mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư được áp dụng theo khu vực nơi có vị trí nhà ở, đất ở bị thu hồi. Ðối với hộ từ bốn nhân khẩu trở xuống, khu vực 1 (quận 1, 3, 5) được hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ/tháng, khu vực 2 (quận 4, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp) là 7 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực 3 (quận 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Ðức, Bình Tân, Tân Phú) là 6 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực 4 (5 huyện) là 5 triệu đồng/hộ/tháng.
3| Tòa án Nhân dân Tối cao gia hạn thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội tại 12 tỉnh, thành phố
Ngày 16 tháng 4, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có Công văn số 127/TANDTC-VP yêu cầu các tòa án đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng việc xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc để thực hiện Chỉ thị số 16 phòng, chống dịch COVID-19 đến ngày 22 tháng 4 năm 2020.
Các tòa án đặt tại 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ cao, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Hà Tĩnh tiếp tục tạm dừng việc xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc trừ các vụ án, vụ việc đã hết thời hạn giải quyết (kể cả thời gian ra hạn). Nếu bắt buộc phải mở phiên tòa, phiên họp thì các tòa án phải thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng, nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp, phòng chống dịch.
Công Văn cũng yêu cầu trong thời gian này, các tòa án ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ việc chuẩn bị hết thời hạn xét xử, giải quyết; các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19; các vụ việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm.
Chúng tôi trên mạng xã hội