Chúng tôi trên mạng xã hội

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động đang tạm hoãn thực hiện lao động hay không?

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người sử dụng lao động, đặc biệt là trong ngành sản xuất, sẽ có xu hướng mong muốn tạm hoãn thực hiện lao động có thời hạn với người lao động để giảm bớt gánh nặng chi phí. Theo đó, một trong những vấn đề được người sử dụng lao động quan tâm là khi tạm hoãn thực hiện lao động có phải đóng tiền bảo hiểm cho người lao động. Bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn để làm rõ vấn đề nêu trên.

Căn cứ vào Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 thì có 05 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đó là:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
 
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
 
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
 
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
 
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Về nguyên tắc chung, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên. Tuy nhiên, để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian này, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện các thủ tục (i) đăng ký điều chỉnh giảm lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn khi bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động và (ii) đăng ký điều chỉnh tăng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn khi nhận người lao động làm việc trở lại.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (“QĐ 595”) đã quy định một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc trên đối với người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc bị đình chỉ công tác thì:

 
Giai đoạn 1: Giai đoạn điều tra, xem xét để đưa ra kết luận Người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
 
Giai đoạn 2: Sau thời gian tạm giam, tạm giữ nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp:
  • Đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc;
 
  • Bị truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây