Chúng tôi trên mạng xã hội

Các phương thức đăng kí nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài

Hiện nay, xu hướng hòa nhập quốc tế đang được phát triễn mạnh mẽ. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực không ngừng, đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, quá trình đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế cũng có những thách thức lớn. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm đến đó chính là xây dựng nhãn hiệu, uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàng nhận diện các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, vì nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp nhận diện, xúc tiến và chứng nhận các hàng hoá và dịch vụ của họ trên thị trường và phân biệt rõ so với sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.Vì vậy, các doanh nghiệp không thể bỏ sót việc đăng kí nhãn hiệu Việt Nam của mình ra nước ngoài, bởi vì đây chính là cơ sở để doanh nghiệp tránh được các rủi ro liên quan đến việc bị lợi dụng nhãn hiệu trên thực tế hoặc mất nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Việc đăng kí kí nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu. Tuy vậy việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cũng đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi vậy các doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là thị trường trọng điểm của mình để quyết định việc đăng ký. Thông thường để đưa một mặt hàng nào vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên đăng ký trước nhãn hiệu tại thị trường đó. Tiếp đến là các phương thức đăng kí nhãn hiệu ra nước ngoài cũng là một trong những thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ càng để mang lại hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất.

Các phương thức đăng kí nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài

Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từng quốc gia nơi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

 
1| Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia
 
  • Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
  • Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.
  • Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.
Ưu điểm và nhược điểm của phương thức đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia:
 
  • Ưu điểm:
  • Có thể nộp đơn trực tiếp ra nước ngoài mà không cần nộp đơn ở Việt Nam.
  • Có khả năng được bảo hộ tại các quốc gia không tham gia thỏa ước và Nghị định thư Madrid
  • Nhược điểm:
  • Thủ tục đăng kí nhiều lần tại nhiều quốc gia.
  • Chỉ phù hợp khi đăng kí bảo hộ tại một số quốc gia nhất định (với số lượng quốc gia nhất định).
  • Thực hiện theo luật của từng quốc gia. Do đó, khi đăng kí, các doanh nghiệp cần phải tìm hiều kỉ nhiều pháp luật khác nhau và phương thức khác nhau. (mất nhiều thời gian để thực hiện).
  • Chi phí đăng kí cao khi thực hiện ở từng quốc gia khác nhau.
Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (theo thỏa ước và Nghị định thư)
 
  • Việt Nam hiện là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.
  • Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục sở hữu trí tuệ.
  • Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu.
  • Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước một lúc.
  • Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.
Mặc dù cùng chung một hệ thống và đều được sử dụng để đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhưng Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid vẫn có những điểm khác biệt, như sau:
 
Tiêu chí Nghị định thư Madrid Thỏa ước Madrid
Cơ sở Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ. Dựa vào Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại.
Ngôn ngữ đơn Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp Tiếng Pháp
Điều kiện nộp đơn Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại mà không cần phải đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước đó Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại
Hiệu lực đăng ký quốc tế Trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han quy định Trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định.
Thời hạn bảo hộ 10 năm
(có thể gia hạn thêm)
20 năm
(có thể gia hạn thêm)
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ Không quy định về việc chuyển đổi đơn
Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ Không đề cập đến vấn đề này Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.
Cách tính phí Phí theo từng nước quy định/hoặc theo quy định chung Phí theo quy định chung
Số lượng quốc gia có thể lựa chọn bảo hộ 81 56

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid:
 
  • Ưu điểm:
  • Thủ tục đăng ký một lần (một đơn, một ngôn ngữ, một lần trả lệ phí), rất đơn giản, tiết kiệm về thời gian và chi phí doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu ra một loạt quốc gia cùng lúc.
  • Đơn có thể được nộp tại Việt Nam trước.
  • Nhược điểm:
  • Phải dựa vào một đăng ký quốc gia đã được cấp.
  • Chỉ dùng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
  • Nguyên tắc “Tấn công trung tâm” gây quan ngại cho chủ nhãn hiệu.
  • Các quốc gia có thị trường quan trọng như: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước ASEAN… không là thành viên của Thỏa ước và Nghị Định thư.
Mỗi phương thức đăng kí nhãn hiệu ra nước ngoài có ưu và nhược điểm riêng, do đó, việc cân nhắc kĩ càng về ưu, nhược điểm của từng phương thức để chọn phương án tối ưu và phù hợp với mục đích đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình tại nước ngoài thật sự rất quan trọng với các doanh nghiệp.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây