Chúng tôi trên mạng xã hội

Nhượng Quyền Thương Mại Ở Việt Nam: Một Số Điểm Cần Lưu Ý

Kể từ khi được Công ty Singer thực hiện thế kỷ thứ 19 đến nay, nhượng quyền thương mại vẫn không ngừng phát triển ở khắp nơi trên thế giới với vô số các nhãn hiệu khác nhau. Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ ăn và thức uống, được xem là một trong những thị trường tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng đồng thời cũng rất cạnh tranh. Thực tế, chỉ có số ít những cái tên, cả trong và ngoài nước, là đạt được và duy trì vị thế của mình trên thị trường trong suốt thời gian dài. Mặc dù trải qua thời gian dài phát triển, nhượng quyền thương mại ở các nơi trên thế giới và ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phát triển với nhiều hơn các thương hiệu khác trong tương lai sắp tới.

Tương tự như nhiều hoạt động thương mại khác, nhượng quyền thương mại cần một hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Thực tế, một hợp đồng công bằng và hợp lý có vai trò quan trọng trong sự thành công của thương vụ nhượng quyền. Tuy nhiên, đối với nhượng quyền thương mại, khoảng cách về vị thế trên thị trường giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là rất lớn, điều này rất khó để các bên đạt được thỏa thuận công bằng và hợp lý ngay từ lần đàm phán đầu tiên. Thông thường, bên nhượng quyền là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và dĩ nhiên sẽ muốn áp đặt quy định của mình đối với bên nhận quyền khi thực hiện hợp đồng, đôi khi dẫn đến việc không công bằng. Còn từ góc nhìn của bên nhận quyền, bên này sẽ muốn giảm chi phí bỏ ra, và trong về lâu dài, sẽ muốn hạn chế sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với hoạt động kinh doanh của mình, giúp bên nhận quyền dễ dàng điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với thị trường Việt Nam.

Vậy, các bên cần lưu ý gì đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại?

Pháp luật điều chỉnh

Rõ ràng, đây là lợi thế đối với các giao dịch nhượng quyền thương mại nội địa vì cả bên nhượng quyền và nhận quyền nội địa đều không cần tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng đối với công ty nước ngoài, vấn đề này sẽ cần thời gian để nghiên cứu và cân nhắc trước khi quyết định nhượng quyền kinh doanh.

Thông thường, bên nhượng quyền nước ngoài muốn sẽ muốn chọn luật pháp của quốc gia mình để điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền, trừ các thủ tục hành chính và các vấn đề pháp lý bắt buộc phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Tất nhiên, đối với bên nhận quyền, đặt biệt là các công ty lớn trong thị trường nội địa, họ cũng muốn chọn luật pháp quốc gia bên mình để hưởng lợi từ pháp luật và chính sách của quốc gia mình.

Theo đó, đối với một thương vụ nhượng quyền mà một bên là công ty nước ngoài, quy định về pháp luật điều chỉnh rất quan trọng vì điều này có thể làm hạn chế hoặc mở rộng khả năng thực hiện hợp đồng nhượng quyền của các bên và có thể mang đến thuận lợi hoặc bất lợi cho họ. Vì vậy, quy định liên quan đến việc này nên được lưu ý và thảo luận đầu tiên để tạo ra một nền tảng phù hợp cho bên nhượng quyền và nhận quyền cho việc đàm phán các điều khoản và điều kiện khác của hợp đồng.

Điều kiện pháp lý để nhượng quyền theo pháp luật Việt Nam

Để nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, bên nhượng quyền phải đáp ứng các điều kiện luật định theo pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, theo Thông tư số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi Thông tư số 35/2006/NĐ-CP, bên nhượng quyền chỉ được phép nhượng quyền nếu hệ thống nhượng quyền đã kinh doanh được ít nhất 1 năm. Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền phải được đăng ký tại Bộ Công Thương, trừ nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài. Cũng cần lưu ý rằng việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại phải do bên nhượng quyền thực hiện.

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ do bên nhượng quyền sở hữu được chuyển giao cho bên nhận quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền. Căn cứ văn bản sửa đổi luật sở hữu trí tuệ 2019, nội dung chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không cần phải đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam như quy định trước đây tại luật sở hữu trí tuệ 2005.

Thêm vào đó, bên nhận quyền cũng cần lưu ý rằng bên này có quyền cải tiến các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, trừ nhãn hiệu, và bên nhượng quyền cũng không được cấm các bên nhận quyền thực hiện quyền cải tiến này. Theo đó, luật sở hữu trí tuệ không cho phép bên nhượng quyền ép buộc bên nhận quyền chuyển nhượng miễn phí các cải tiến đối với đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc quyền đăng ký hoặc quyền cải tiến các đối tượng sở hữu công nghiệp.
[1]

Chuyển giao công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ là vấn đề quan trọng nhất trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và, cùng với các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, do bên nhượng quyền quy định và quản lý rất chặt. Điều này là do các yếu tố này có liên quan đến giá trị và danh tiếng của thương hiệu của bên nhượng quyền. Vì vậy, các điều khoản này thường không thể đàm phán và được bên nhượng quyền chấp thuận thay đổi.
Theo luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam, công nghệ bao gồm giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
[2] Theo đó, các quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong hợp đồng nhượng quyền thương mại để vận hành hoạt động kinh doanh, phải được đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ để có hiệu lực áp dụng tại Việt Nam.

Các điều khoản vận hành và pháp triển việc kinh doanh

Trong hầu hết các trường hợp, bên nhượng quyền muốn hệ thống kinh doanh của mình sẽ được vận hành theo cách thức thống nhất bất kể là ở đâu. Vì vậy, các quy định liên quan đến vận hành và quản lý hệ thống thường rất khó có thể thương lượng để thay đổi và bên nhận quyền thường phải xin rất nhiều sự chấp thuận từ bên nhượng quyền cho hầu hết các hoạt động của mình. Điều này, dưới góc nhìn của bên nhượng quyền, là hợp lý vì giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhất quán, tạo ra danh tiếng cao cho thương hiệu.
Tuy nhiên, về lâu dài, việc quản lý quá chặt chẽ có thể làm hạn chế khả năng phát triển công việc kinh doanh. Lý do là vì mỗi khu vực có các đặc điểm riêng biệt về thói quen, mong muốn của khách hàng, thị phần,… và, có thể nói rằng bên nhận quyền sẽ có hiểu biết đối với các yếu tố này tốt hơn so với bên nhượng quyền. Vì vậy, bên nhận quyền nên đàm phán để giảm sự kiểm soát của bên nhượng quyền xuống một mức độ nhất định đối với việc vận hành công việc kinh doanh sau một thời gian thực hiện hợp đồng, điều này cho phép bên nhận quyền chủ động điều chỉnh công việc kinh doanh để phù hợp với việc kinh doanh vào từng thời điểm.

Các nội dung trên rất cần xem xét và cân nhắc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền nên cẩn thận thảo luận các vấn đề đó để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng.

[1] Điểm a), khoản 2, Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
[2] Khoản 2, Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây