Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là một trong những hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu Tư 2020. Đây là một trong những hình thức đầu tư vào Việt Nam phổ biển nhất và phù hợp với nhà đầu tư có mong muốn tận dụng thế mạnh, các giấy phép sẵn có, mạng lưới kinh doanh, cơ sở hạ tầng, dữ liệu khách hàng… có sẵn của tổ chức kinh tế, hoặc phát triển, mở rộng tổ chức kinh tế… Sau đây là một số nội dung đáng chú ý liên quan đến hình thức đầu tư kể trên.
Thứ nhất, khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
(i) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài[1]:
Thứ nhất, khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
(i) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài[1]:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính Phủ sẽ quy định chi tiết các nội dung trên.
(ii) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này:
Nhà đầu tư phải cân nhắc, xem xét và phải đáp ứng các điều kiện khi đầu tư góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi tổ chức kinh tế đó có hoạt động ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Nhà đầu tư có thể bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia[2].
(iii) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Thứ hai, về hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp[3]:
(i) Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
(ii) Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Thứ ba, thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp[4]:
- Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.
Cuối cùng, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì không cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 37 Luật Đầu Tư 2020.
Nhìn chung, hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế mang đến nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cả về mặt thủ tục cũng như đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thị trường nhanh chóng, được thừa hưởng các “thành quả” mà tổ chức kinh tế đã có sẵn. Qua đó, giúp cho việc triển khai thực hiện kế hoạch của nhà đầu tư nước ngoài được thuận lợi hơn rất nhiều so với các hình thức khác.
[1] Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu Tư 2020
[2] Khoản 3 Điều 5 Luật Đầu Tư 2020
[3] Điều 25 Luật Đầu Tư 2020
[4] Điều 26 Luật Đầu Tư 2020
Nhìn chung, hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế mang đến nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cả về mặt thủ tục cũng như đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thị trường nhanh chóng, được thừa hưởng các “thành quả” mà tổ chức kinh tế đã có sẵn. Qua đó, giúp cho việc triển khai thực hiện kế hoạch của nhà đầu tư nước ngoài được thuận lợi hơn rất nhiều so với các hình thức khác.
[1] Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu Tư 2020
[2] Khoản 3 Điều 5 Luật Đầu Tư 2020
[3] Điều 25 Luật Đầu Tư 2020
[4] Điều 26 Luật Đầu Tư 2020
Chúng tôi trên mạng xã hội